[Update 2023] Cách tính đơn giá thi công biệt thự tân cổ điển chi tiết nhất

Chủ đầu tư:
Địa điểm:
Loại hình:
Số tầng:
Diện tích xây dựng:
Diện tích khu đất:

Công năng:

Tổng mức đầu tư:
Năm thực hiện:

Mỗi kiểu biệt thự sẽ có một mức chi phí xây dựng riêng. Cách tính đơn giá thi công biệt thự tân cổ điển chi tiết nhất sẽ giúp chủ đầu tư chủ động hơn về nguồn tài chính, tránh các chi phí phát sinh quá lớn và lựa chọn được mẫu thiết kế biệt thự đẹp, quy mô và vật liệu hoàn thiện phù hợp với nhu cầu sử dụng và nguồn tài chính hiện có.

Không gian mặt tiền mẫu nhà 3 tầng kiến trúc Pháp đẹp
Hình ảnh: Không gian mặt tiền mẫu nhà 3 tầng kiến trúc Pháp đẹp

Contents

1. Những yếu tố nào ảnh hưởng đến chi phí xây dựng biệt thự tân cổ điển

Anh Nam thân mến! Trước khi tìm hiểu về cách tính chi phí xây biệt thự cổ điển, anh và gia đình nên biết về các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí xây dựng biệt thự tân cổ điển. Đó là:

1.1 Quy mô biệt thự – đơn giá thi công biệt thự tân cổ điển

Quy mô xây dựng ở đây bao gồm cả diện tích và số tầng, số phòng. Biệt thự tân cổ điển có diện tích lớn, số tầng, số phòng nhiều thì chi phí xây dựng sẽ cao hơn biệt thự tân cổ điển có diện tích nhỏ, số tầng số phòng ít. Ngoài ra, quy mô biệt thự tân cổ điển cũng ảnh hưởng đến kết cấu móng, từ đó tác động đến ngân sách đầu tư.

Không gian mặt tiền mẫu thiết kế nhà phố kiến trúc tân cổ điển đẹp mặt tiền 5m
Hình ảnh: Không gian mặt tiền mẫu thiết kế nhà phố kiến trúc tân cổ điển đẹp mặt tiền 5m

1.2 Mức độ chi tiết, cầu kì của biệt thự

Mức độ chi tiết, cầu kì của biệt thự ảnh hưởng đến chi phí xây dựng tân cổ điển thể hiện ở chất lượng đội thợ thi công, giá nhân công, độ tinh xảo của sản phẩm đắp vẽ, hoa văn, phào chỉ

  • Chất lượng đội thợ thi công: Tùy vào mức độ chi tiết, cầu kì của biệt thự tân cổ điển mà yêu cầu chất lượng đội thợ thi công có thể khác nhau. Với những biệt thự có yêu cầu đội thợ thi công có nhiều kinh nghiệm và trình độ kỹ thuật cao thì mức chi phí xây dựng thường cao hơn biệt thự chỉ yêu cầu ở mức cơ bản.
  • Giá nhân công: Tùy vào từng vùng, từng thời điểm, từng đội thợ và thời gian thuê ngắn hay dài mà giá nhân công có thể khác nhau. Thường thì giá nhân công ở thành thị cao hơn nông thôn, vào mùa xây dựng (mùa khô) thì cao hơn thời gian thường, thuê theo ngày cao hơn thuê trọn gói. Giá nhân công càng cao thì chi phí xây dựng biệt thự tân cổ điển càng cao.
  • Độ tinh xảo của sản phẩm, hoa văn, phào chỉ: Biệt thự tân cổ điển không sử dụng nhiều hoa văn, chi tiết trang trí cầu kỳ mà chỉ chú trọng vào hệ thống phào chỉ, các hoa văn đơn giản trên diện tường, đầu cột. Vì thế, chi phí xây dựng của biệt thự tân cổ điển thường thấp hơn biệt thự cổ điển. Tuy nhiên, biệt thự tân cổ điển có hoa văn, phào chỉ tinh xảo hơn chi phí xây dựng vẫn cao hơn biệt thự ít hoặc không sử dụng loại  hoa văn, phào chỉ này.

    1.3 Biện pháp thi công móng

    Căn cứ vào đặc điểm địa chất, điều kiện thủy văn của khu vực hoặc chiều sâu chôn móng của công trình bên cạnh mà người ta sẽ quyết định độ sâu của việc chôn móng và biện pháp thi công móng khác nhau như móng ép cọc bê tông, móng bè, móng cọc khoan nhồi,… Mỗi biện pháp thi công móng sẽ có mức chi phí khác nhau.

Không gian mặt tiền mẫu dinh thự 3 tầng 1 tum đẹp kiến trúc tân cổ điển tại Thái Bình
Hình ảnh: Không gian mặt tiền mẫu dinh thự 3 tầng 1 tum đẹp kiến trúc tân cổ điển tại Thái Bình

      1.4 Hình thức mái và biện pháp thi công mái

       Hình thức mái và biện pháp thi công mái cũng là 2 trong những yếu tố ảnh hưởng đến chi phí xây biệt thự tân cổ điển, cụ thể là:

    • Hình thức mái: Biệt thự tân cổ điển thường có các kiểu mái như mái Mansard, mái Thái, mái dốc,… Mỗi loại mái có một mức độ cầu kỳ khác nhau nên sẽ có chi phí xây dựng khác nhau. Thường thì mái Mansard bề thế, các họa tiết trang trí cầu kì hơn nên thường có chi phí xây dựng cao hơn mái Thái, mái dốc.
    • Biện pháp thi công mái: Các biện pháp thi công mái  như đổ bê tông, xây hay lợp vì kèo xà gồ lito,… cũng ảnh hưởng đến chi phí xây dựng biệt thự tân cổ điển.

      Mái Mansard là một trong những loại hình mái được ưa chuộng của loại hình kiến trúc tân cổ điển. Nếu lựa chọn hình thức thi công lý tưởng là đổ bê tông mái bằng rồi đổ tiếp khối mái hình thang phía trên để chống nóng, cách nhiệt sẽ tốn kém hơn.

      1.5 Vật tư hoàn thiện

      Vật tư hoàn thiện biệt thự tân cổ điển cũng có nhiều loại. Có loại thông thường, ở mức cơ bản nhưng cũng có loại nhập khẩu, chất lượng cao, chế tác tinh xảo. Nếu gia chủ có điều kiện kinh tế dư giả, muốn xây dựng biệt thự tân cổ điển sao cho đẹp nhất, thể hiện được địa vị và tiềm lực tài chính thì việc lựa chọn các loại vật liệu hoàn thiện nhập khẩu, chất lượng cao, chế tác tinh xảo là điều tất yếu và khi lựa chọn loại này thì chi phí xây dựng cũng sẽ cao hơn.

      Một góc view đẹp mẫu nhà 2 tầng kiến trúc Pháp tại Vĩnh Phúc
      Hình ảnh: Một góc view đẹp mẫu nhà 2 tầng kiến trúc Pháp tại Vĩnh Phúc

      1.6 Địa điểm thi công – đơn giá thi công biệt thự tân cổ điển

      Địa điểm thi công cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chi phí xây biệt thự tân cổ điển. Khu vực thành phố có chi phí nhân công, vật liệu cao, mất nhiều công sức vận chuyển vật liệu nên chi phí xây dựng thường cao hơn khu vực nông thôn.

      Trên đây là 6 yếu tố ảnh hưởng đến chi phí xây biệt thự tân cổ điển. Đây cũng chính là lý do để giải thích vì sao cùng một mẫu thiết kế biệt thự tân cổ điển, cùng một đơn vị thiết kế và thi công nhưng tổng chi phí xây dựng của các công trình khác nhau là khác nhau.

      Trước khi xây dựng biệt thự cổ điển, anh và gia đình nên tìm hiểu các yếu tố này và lựa chọn thời gian thi công thuận lợi nhất để vừa đảm bảo chất lượng vừa tiết kiệm được chi phí. Thường thì các đơn vị thiết kế và thi công cũng dựa trên các yếu tố này để lên bản báo giá gần chính xác cho anh để anh và gia đình có thể căn cứ vào đó để chuẩn bị trước nguồn tài chính cho mỗi giai đoạn thi công.

      Một góc view mặt tiền mẫu thiết kế nhà cấp 4 tân cổ điển mặt tiền 6.5m
      Hình ảnh: Một góc view mặt tiền mẫu thiết kế nhà cấp 4 tân cổ điển mặt tiền 6.5m

      2. Các tính chi phí xây biệt thự tân cổ điển – đơn giá thi công biệt thự tân cổ điển

      Sau khi đã biết được những thông tin cơ bản về những yếu tố ảnh hưởng đến chi phí xây dựng biệt thự tân cổ điển, anh có thể tham khảo cách tính chi phí xây dựng biệt thự tân cổ điển dưới đây.

      Thông thường, chi phí xây biệt thự tân cổ điển gồm 4 khoản: chi phí thiết kế, chi phí xây dựng phần thô, chi phí hoàn thiện kiến trúc và các chi phí phát sinh. Cụ thể là:

      2.1 Giá thiết kế biệt thự tân cổ điển

      Chi phí thiết kế biệt thự tân cổ điển là khoản chi phí mà gia chủ phải trả cho kiến trúc sư hoặc đơn vị thiết kế để họ thiết kế lên một mẫu biệt thự đẹp tối ưu và phù hợp nhất. Sau khi hoàn thiện, kiến trúc sư hoặc đơn vị thiết kế sẽ gửi cho gia chủ một bản hồ sơ thiết kế để đơn vị xây dựng thi công theo.

      Hồ sơ thiết kế biệt thự tân cổ điển sẽ bao gồm hồ sơ kỹ thuật thi công phần kiến trúc và hồ sơ kỹ thuật thi công phần nội thất. Trong hồ sơ kỹ thuật thi công phần kiến trúc có hồ sơ thiết kế kiến trúc, hồ sơ thiết kế kết cấu, hồ sơ thiết kế điện, hồ sơ thiết kế cấp thoát nước. Còn trong hồ sơ kỹ thuật thi công phần nội thất sẽ có hồ sơ thiết kế nội thất, hồ sơ thiết kế điện nội thất.

      Chi phí thiết kế biệt thự tân cổ điển của các đơn vị thiết kế có thể khác nhau nhưng mức chênh lệch không nhiều. Tại kiến trúc An Hưng, đơn giá thiết kế biệt thự tân cổ điển khoảng 150.000 – 195.000đ/m2. Còn đơn giá thiết kế nội thất là 200.000 – 250.000đ/m2. Mức dao động này phụ thuộc vào độ khó, độ tỉ mỉ của thiết kế và sự biến động của thị trường thiết kế kiến trúc.

      Không gian mặt tiền xa hoa của mẫu thiết kế kiến trúc Pháp 2 tầng
      Hình ảnh: Không gian mặt tiền xa hoa của mẫu thiết kế kiến trúc Pháp 2 tầng

      2.2 Chi phí xây dựng phần thô

      Chi phí xây dựng phần thô của biệt thự tân cổ điển thường gồm những hạng mục sau:

      • Chi phí làm móng: Dựa trên chất đất, quy mô của biệt thự tân cổ điển
      • Chi phí xây thô cơ bản: Chi phí xây dựng cột, dầm, sàn
      • Chi phí xây thô hoàn thiện: Chi phí xây, tô, trát trong và ngoài biệt thự tân cổ điển
      • Chi phí thi công điện nước ngầm
      • Chi phí thi công sơn bả (bên ngoài và bên trong)
      • Chi phí thi công mái

        Kiến trúc ACHI xin gửi anh bảng chi phí xây dựng phần thô của biệt thự tân cổ điển 3 tầng, có diện tích sàn là 150m2/sàn để anh có thể tham khảo:

        STT Hạng mục thi công Giá
        1 Chi phí làm móng (Phụ thuộc vào quy mô và địa chất) Thi công cọc khoan nhồi 150 – 250 triệu
        Thi công ép cọc bê tông 100 – 200 triệu
        2 Chi phí thi công phần thô (gạch, đá, xi măng, sắt thép,… và nhân công xây dựng) Chi phí vật tư thi công xây thô 1,5 – 2,3 triệu/m2
        Chi phí nhân công (xây thô và trát hoàn thiện, hoàn thiện phào chỉ và hoa văn)  1,8 – 2,2 triệu/m2
        3 Chi phí thi công điện nước ngầm Chi phí nhân công 120.000 – 200.000 đ/m2
        Chi phí vật tư (phần ngầm: ống cấp và thoát nước, dây dẫn điện ngầm) Vật tư trong nước (dây điện Trần Phú, ống nước Tiền Phong,…) 110 – 120 triệu
        Vật tư điện và vật tư cấp nước nhập khẩu, vật tư thoát nước trong nước (vật tư cấp nước Wavin, vật tư thoát nước Tiền Phong,…) 150 – 180 triệu
        Vật tư nhập khẩu toàn bộ (Rehau,…) 170 – 220 triệu
        4 Chi phí thi công sơn bả (bên ngoài và bên trong) Loại sơn trung bình khá 180 – 200 triệu
        Loại sơn cao cấp 200- 250 triệu
        5 Chi phí thi công mái Mái vì kèo 100 – 150 triệu
        Mái dốc đổ bê tông 250 – 450 triệu
        Mái Mansard 750 – 950 triệu
        Không gian ngoại thất mẫu biệt thự Pháp 2 tầng đẹp, sang trọng
        Hình ảnh: Không gian ngoại thất mẫu biệt thự Pháp 2 tầng đẹp, sang trọng

        2.3 Chi phí hoàn thiện kiến trúc – đơn giá thi công biệt thự tân cổ điển

        Chi phí vật tư hoàn thiện kiến trúc biệt thự tân cổ điển thường gồm 3 mức là mức cơ bản, trung bình khá và cao cấp với các hạng mục như:

        • Gạch lát nền, sàn nội thất
        • Đá lát sàn nội thất
        • Sàn gỗ tự nhiên (lót cao su non)
        • Sàn gỗ công nghiệp
        • Trần thạch cao
        • Sắt nghệ thuật (ở cửa sổ, ban công)
        • Nhôm đúc (ở cửa sổ, ban công)
        • Cầu thang (mặt bậc gỗ, cổ bậc đá, trụ gỗ, lan can thang sắt nghệ thuật, lan can thang nhôm đúc)
        • Cửa gỗ (cửa đại hội và các cửa thông phòng)
        • Cửa nhôm kính, vách kính
        • Thiết bị vệ sinh cơ bản (chưa gồm bồn tắm,bồn sục, cabin xông hơi,…)
        • Công tắc mặt hạt và ổ cắm
        • Thiết bị chiếu sáng cơ bản (đèn ốp trần, đèn downlight…)
        • Đá nội thất ốp bàn bếp, bàn lavabo,…
        • Đá ngoại thất ốp tiền sảnh, bậc tam cấp
        • Cổng
        • Thiết bị nước (téc nước, bình nước nóng, máy bơm,..)
          Hình ảnh: Giải pháp thiết kế trung tâm tiệc cưới, hội nghị nhà hàng - ACHI 81105
          Hình ảnh: Giải pháp thiết kế trung tâm tiệc cưới, hội nghị nhà hàng – ACHI 81105

          Sau đây là bảng chi phí vật tư hoàn thiện của biệt thự tân cổ điển 3 tầng, có diện tích sàn là 150m2/sàn của kiến trúc An Hưng mà anh có thể tham khảo:

          STT

          Hạng mục hoàn thiện

          Mức cơ bản

          Trung bình khá

          Cao cấp

          1

          Gạch lát nền, sàn nội thất

          300.000đ/m2 – 750.000đ/m2

          800.000đ/m2 – 1,4 triệu/m2

          1,5 – 2,5 triệu/m2

          2

          Đá lát sàn nội thất

          1 – 1,2 triệu/m2

          1,5 – 2,2 triệu/m2

          2,5 – 3 triệu/m2 (cắt CNC hoa văn chi phí lên tới 10 – 12 triệu/m2)

          3

          Sàn gỗ tự nhiên (lót cao su non) (gỗ căm xe, gỗ hương,…)

          1,1 -1,3 triệu/m2

          4

          Sàn gỗ công nghiệp

          280.000 đ/m2

          500.000đ/m2 – 600.000đ/m2

          850.000 đ/m2

          5

          Trần thạch cao

          90.000 đ/m2 – 120.000 đ/m2
          ~ 150 triệu

          130.000 đ/m2 – 180.000 đ/m2

          200.000 đ/m2 – 220.000đ/m2

          6

          Sắt nghệ thuật (cửa sổ, ban công)

          2,5 triệu/m dài ~ 230 – 260 triệu

          7

          Nhôm đúc (cửa sổ, ban công)

          3,6 – 3,8 triệu/m dài ~ 350 – 400 triệu

          8

          Cầu thang (mặt bậc gỗ, cổ bậc đá, trụ gỗ, lan can thang sắt nghệ thuật)

          120-150 triệu

          180 – 220 triệu

          8

          Cầu thang (mặt bậc gỗ, cổ bậc đá, trụ gỗ, lan can thang nhôm đúc)

          250 – 350 triệu

          9

          Cửa gỗ (cửa đại hội và các cửa thông phòng) (ví dụ: gỗ Lim Nam Phi, gỗ gõ đỏ, …)

          2,6 – 3,5 triệu/m2

          10

          Cửa nhôm kính, vách kính

          2,2 -2,8 triệu/m2 (ví dụ: Nhôm xingfa thường, Việt Pháp,… ) ~ 250 triệu

          2,8 – 3,5 triệu/m2 (ví dụ: Nhôm Euro Windows, Xingfa tem đỏ Quảng Đông, …)
          ~ 280 – 300 triệu

          5,5 -6 triệu/m2 (ví dụ: Nhôm Nhật YKK)
          ~ 350 – 450 triệu

          11

          Thiết bị vệ sinh cơ bản (chưa gồm bồn tắm,bồn sục, cabin xông hơi,…)

          150 triệu (ví dụ: Toto,…)

          350 triệu (ví dụ: Kohler, ….)

          hàng nhập khẩu

          12

          Công tắc mặt hạt và ổ cắm

          35 – 40 triệu (hàng trong nước: ví dụ Philips, Panasonic,…)

          80 – 120 triệu (hàng nhập khẩu – phân khúc tb khá: ví dụ: Simon, Hager)

          180 – 200 triệu (hàng nhập – phân khúc cao cấp, ví dụ: Legrand)

          13

          Thiết bị chiếu sáng cơ bản (đèn ốp trần, đèn downlight…)

          35- 50 triệu (hàng trong nước: ví dụ Philips, …)

          810 – 100 triệu (hàng nhập khẩu – phân khúc tb khá)

          100 – 200 triệu (hàng nhập – phân khúc cao cấp)

          14

          Đá nội thất ốp bàn bếp, bàn lavabo,…

          2,6 – 2,8 triệu/m dài ~ 60 – 100 triệu

          15

          Đá ngoại thất ốp tiền sảnh, bậc tam cấp

          2,5 – 2,8 triệu/m2 ~ 50 – 300 triệu, tùy số lượng sảnh, và khối lượng ốp lát

          16

          Cổng

          Sắt nghệ thuật: 30 – 40 triệu/ bộ

          Nhôm đúc: 80 – 90 triệu/ bộ

          17

          Thiết bị nước (téc nước, bình nước nóng, máy bơm,..)

          50 triệu

          2.4 Các chi phí phát sinh

          Ngoài ra, khi xây dựng biệt thự tân cổ điển, anh có thể phải trả các khoản chi phí phát sinh như chi phí hoàn thiện nội thất; chi phí nhân công và chi phí dỡ bỏ do thay đổi ý muốn; chi phí do kéo dài thời gian xây dựng,…Các khoản chi phí này phụ thuộc vào đặc trưng công trình, không cố định, gia chủ nên chuẩn bị khoản chi phí nhất định cho trường hợp này.

          Hình ảnh: Tổng thể kiến trúc tân cổ điển của mẫu biệt thự lâu đài 4 tầng
          Hình ảnh: Tổng thể kiến trúc tân cổ điển của mẫu biệt thự lâu đài 4 tầng

          3. 3 lưu ý quan trọng khi xây nhà biệt thự tân cổ điển – đơn giá thi công biệt thự tân cổ điển

          Bên cạnh chi phí xây dựng, anh cũng cần quan tâm tới một số điều sau khi xây biệt thự tân cổ điển:

          3.1 Định hướng quy hoạch tổng mặt bằng

          Định hướng quy hoạch tổng mặt bằng ở đây có nghĩa là xác định vị trí các hạng mục công trình và cảnh quan trên khu đất. Cụ thể như sau:

          • Vị trí xây biệt thự: Nên xây dựng biệt thự tân cổ điển lùi về phía sau tâm đất để 4 mặt của biệt thự đều có thể tiếp xúc với thiên nhiên và tạo không gian thông thoáng phía trước làm sân vui chơi, sinh hoạt. Như thế cũng tạo cảm giác an toàn hơn. Đồng thời, nên xây biệt thự tân cổ điển hướng về phía thấp để đảm bảo tính thẩm mỹ và tốt cho phong thủy.
          • Vị trí gara: Tùy thuộc vào dáng đất, thế đất, địa hình, diện tích khu đất. Nếu khu đất bằng phẳng, rộng rãi, các hướng tiếp cận và chiều rộng mặt tiền lớn thì nên bố trí gara ở bên Thanh Long của biệt thự. Ngược lại, nếu khu đất có địa hình không bằng phẳng, độ dốc lớn, mặt tiền nhỏ thì các kiến trúc sư sẽ nghiên cứu, tính toán sao cho đưa ra được hướng tiếp cận tối ưu nhất, tránh đoạn cua gấp, lên xuống xe đột ngột để đảm bảo an toàn. Ngoài ra, các kiến trúc sư còn dựa vào diện tích đất, tổng mặt bằng biệt thự để thiết kế gara ở tầng hầm, tầng 1 hay bên ngoài biệt thự
          • Vị trí sân vườn: Có thể bố trí ở tầng thượng, ban công, quanh biệt thự. Điều quan trọng là sân vườn phải hợp với kiến trúc biệt thự, tổng thể công trình và phong thủy nhà ở. Ngay cả vị trí, kích thước, chiều cao của thảm cỏ, cây cảnh, khóm hoa cũng phải có sự hài hòa, nhất quán với tổng thể chung. Nhìn chung, không gian động của sân vườn nên được bố trí ở bên Thanh Long. Còn không gian tĩnh của sân vườn thì nên bố trí ở bên Bạch Hổ.
          • Vị trí ao hồ: Ao hồ cần phải hài hòa với tổng thể và hợp lý với công năng sử dụng. Vị trí của ao hồ còn tùy thuộc vào dáng đất và cần hợp phong thủy. Thường thì nên bố trí ao hồ ở phía Thanh Long của biệt thự. Với những khu đất có chiều rộng hạn chế thì anh có thể tham khảo ý kiến của các chuyên gia phong thủy để có phương pháp hóa giải thế xấu của ao hồ. Đồng thời, cũng nên bố trí ao hồ ở những nơi thuận tiện cho giao thông như vị trí kết nối giữa sảnh phụ và biệt thự. Khoảng cách từ biệt thự đến ao hồ phải hợp lý và đảm bảo an toàn. Nếu gia đình anh có trẻ nhỏ thì không nên đặt ao hồ ở vị trí quá gần biệt thự.
          • Cảnh quan xung quanh và các hạng mục phụ trợ khác trên khu đất: Việc bố trí nhà bếp, nhà ăn có tách riêng khối sinh hoạt (nhà chính) hay không, cảnh quan kết hợp cây xanh, tiểu cảnh, non bộ, hồ cá Koi, ao cá, bể bơi,…… như thế nào tùy thuộc vào diện tích khu đất, nhu cầu sử dụng mỗi gia đình và cần được quy hoạch tổng thể một cách hợp lý, để sử dụng tối ưu mỗi mét vuông trên khu đất.
            Ngôi biệt thự lôi cuốn với kiến trúc Pháp hoa lệ, kiều diễm
            Hình ảnh: Ngôi biệt thự lôi cuốn với kiến trúc Pháp hoa lệ, kiều diễm

            Chỉ khi quy hoạch tổng thể mặt bằng khoa học và tối ưu mới tạo được tổng thể hài hòa, thẩm mỹ, tuy nhiên, chỉ có đơn vị thiết kế và thi công có năng lực mới có thể đưa ra giải pháp tốt nhất cho chủ đầu tư:

            • Yếu tố phong thuỷ: Khi xây dựng biệt thự tân cổ điển cần chú ý tới các yếu tố phong thủy như:
            • Hướng biệt thự hợp với tuổi của chủ nhà (Đông tứ mệnh hay Tây tứ mệnh)
            • Cách bố trí không gian hợp với đất (Đông tứ trạch hay Tây tứ trạch) và hình thái đất (Tả Thanh Long hay Hữu Bạch Hổ)
            • Màu sắc nội thất hợp với tuổi gia chủ và theo quy luật ngũ hành tương sinh, tương khắc
            • Cách bố trí không gian chức năng hợp phong thủy: Phòng thờ được bố trí ở vị trí đắc địa, đẹp nhất của biệt thự, tọa cát hướng cát. Sau đó ưu tiên theo quy luật “Dương trạch tam yếu” là chủ, môn, táo. Chủ là phòng ngủ của gia chủ thường tọa cát hướng cát; môn là cửa chính; táo là bếp thường tọa hung hướng cát. Còn nhà vệ sinh thường được bố trí ở vị trí xấu.

            3.2 Kế hoạch tài chính

            Khi lựa chọn xây dựng biệt thự tân cổ điển, anh cần căn cứ vào nguồn tài chính hiện có và nhu cầu sử dụng của gia đình để lựa chọn mẫu thiết kế, số tầng, số phòng, vật liệu hoàn thiện phù hợp.

            Thường thì khi tư vấn thiết kế, thi công, các đơn vị thiết kế và thi công sẽ có một bản dự toán trước các chi phí để đi đến thống nhất. Trong bản dự toán đó sẽ có thông tin chi tiết về số tiền cần thanh toán theo từng đợt để anh có thể chuẩn bị trước nguồn tài chính.

            3.3 Lựa chọn đơn vị thiết kế, thi công

            Để có thể sở hữu được một căn biệt thự vừa có tính thẩm mỹ cao, thể hiện được gu thẩm mỹ riêng vừa tối ưu được công năng sử dụng, anh nên chọn các đơn vị thiết kế, thi công có đội ngũ kiến trúc sư giỏi, có trình độ chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm về thiết kế biệt thự tân cổ điển và có uy tín trong ngành kiến trúc.

            4. Tham khảo 4 mẫu biệt thự tân cổ điển cùng chi phí xây dựng – đơn giá thi công biệt thự tân cổ điển

            Như vậy, chi phí xây dựng biệt thự tân cổ điển phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: mẫu thiết kế, diện tích, số tầng, số phòng, địa điểm xây dựng,… Để anh và các bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về chi phí xây dựng biệt thự tân cổ điển, chúng tôi xin gửi tới anh và các bạn đọc thông tin và chi phí xây dựng 4 mẫu biệt thự tân cổ điển dưới đây:

        Không gian mặt tiền mẫu thiết kế biệt thự tân cổ điển đẹp tại Hà Nội
        Hình ảnh: Không gian mặt tiền mẫu thiết kế biệt thự tân cổ điển đẹp tại Hà Nội
        Không gian mặt tiền mẫu thiết kế biệt thự tân cổ điển 2 tầng 1 tum đẹp
        Hình ảnh: Không gian mặt tiền mẫu thiết kế biệt thự tân cổ điển 2 tầng 1 tum đẹp
        Phối cảnh 3D mặt tiền đẹp đến từng chi tiết nhỏ của mẫu biệt thự 1 tầng tân cổ điển
        Hình ảnh: Phối cảnh 3D mặt tiền đẹp đến từng chi tiết nhỏ của mẫu biệt thự 1 tầng tân cổ điển
        Không gian 3d mặt tiền mẫu biệt thự 2 tầng tân cổ điển tại Ninh Bình - Mã số: ACHI 20128
        Hình ảnh: Không gian 3d mặt tiền mẫu biệt thự 2 tầng tân cổ điển tại Ninh Bình – Mã số: ACHI 20128

        Hồ sơ thiết kế bản vẽ bao gồm:

        • Bản vẽ chi tiết kiến trúc và phối cảnh ngoại thất 3D
        • Bản vẽ chi tiết nội thất, phối cảnh nội thất 3D
        • Bản vẽ kết cấu công trình
        • Bản vẽ hệ thống ME (Điện – Nước – Điều hòa – Thông gió – An ninh…)
        • Dự toán công trình: chi tiết chi phí xây dựng – Tổng mức đầu tư
        • Toàn bộ hồ sơ thiết kế công năng các phòng và kiến trúc đều được tư vấn hợp theo Phong thủy và tuổi của chủ đầu tư. Kích thước các phòng, chiều cao nhà và kích thước cửa đều theo kích thước phong thủy.

        Các kiến trúc sư tại ACHI có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế thi công nhà ở với kiến thức chuyên môn và gu thẩm mỹ nghệ thuật cao cam kết sẽ sáng tạo hết mình mang lại không gian sống lý tưởng nhất cho bạn và gia đình.

        Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn thiết kế biệt thự đẹp và thi công xây dựng mẫu :

        Email: kientrucachi@gmail.com

        Hotline: 0988 676 000

        Thiết kế là như ý – Đẹp mê ly – Gọi ACHI!

5/5 - (1 bình chọn)
Click to rate this post!
[Total: 1 Average: 5]
5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ tư vấn

VIDEO DỰ ÁN

Xem thêm video những mẫu nhà đẹp và đẳng cấp
Đăng ký
GỬI YÊU CẦU TƯ VẤN

    Yêu cầu tư vấn của bạn sẽ được gửi tới các chuyên gia của Kiến trúc Achi, Chúng tôi sẽ trả lời sớm nhất có thể thông qua Email, điện thoại hoặc địa chỉ liên hệ.
    Xin cảm ơn!

    (Ghi chú: Các thông tin bạn cung cấp càng chi tiết thì chúng tôi càng có cơ sở để đưa ra phương án tối ưu hơn )

    Tìm mẫu thiết kế :